Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXVIII Mùa Thường Niên (Lc 11,37-41) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN TUẦN XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 11,37-41

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Gl 5, 1-6

Anh em đừng mang lấy xiềng xích nô lệ một lần nữa : anh em mà chịu phép cắt bì, thì Đức Kitô sẽ không ích gì cho anh em.

Luôn luôn cũng một lập luận, đặt hy vọng phần rỗi của mình vào việc thực thi các việc đạo đức hay luân lý, nghĩa là có kỳ vọng dựa vào sức riêng mình để trở nên công chính, thì tất cả những gì Đức Kitô đã làm đều vô ích.

Người sẽ không bao giờ nói lại điều này cho đủ. Trung thành tuân giữ các điều răn không phải là nguồn mạch sự thánh thiện, mà chính là tình thương nhưng không và cứu chuộc của Thiên Chúa... Thánh Têrêsa thành Lisieux thích nói : "Chị sẽ đến trước nhan Chúa với hai bàn tay không".

Anh em mà tìm được nên công chính nhờ lề luật là anh em đoạn tuyệt với Đức Kitô và mất hết ân sủng.

Đúng vậy, điều căn bản là đừng đoạn tuyệt với Đức Kitô.

điều căn bản là kết hợp với Đức Kitô và tín thác rằng mọi sự đều nhờ người mà có.

Lạy Chúa, con không tin vào sức riêng con, con nghi ngờ chính con, con biết con yếu đuối , nhưng con tin vào tình thương của Ngài con phó thác cho Ngài, con biết rõ ngài thương con.

Từ niềm xác tín này, chắc chắn, người ta nhận thấy có một sự bắt buộc nào đó, một thực hành, một sự vâng phục : nhưng các việc ấy đã được thay đổi ! khi yêu người nào, tín nhiệm ai…ta thường làm cho người ấy nhiều việc. Điều đó thấy nó dễ dàng. Vì không có cảm tưởng là điều bắt buộc. Người ta, làm rất thoải mái, làm vì yêu.

Lạy Chúa xin cứu con khỏi mọi sợ hãi. Xin giúp con theo gót ngài vì yêu, chứ không phải vì sợ. Con muốn, làm vui lòng Ngài, ngày càng nhiều hơn trong suốt đời con.

“An sủng”.

Đây là một từ chủ yếu mà ta sẽ triển khai.

Từ Hy Lạp mà Thánh Phaolô sử dụng có nghĩa là ‘ ân sủng” nhưng không và vui tươi ". . Một từ có cả hai nghĩa “ ân huệ" mà niềm hoan lạc”.

Ân sủng là hành động của Thiên Chúa trong ta... là sự hiện diện linh hoạt trong ta và "hơn cả ta”…là một động lực thiêng liêng hoạt động trong đời ta. Thiên Chúa đi trước chúng ta luôn. Người ở “đó" dù lúc chúng ta không lưu ý tới. Lạy Chúa xin làm cho con ý thức về sự hiện diện của Ngài và về ân sủng của Ngài từng giây phút. Lạy Chúa, con tin rằng Ngài cũng hoạt động trong mọi người đang sánh bước bên con "và con có trách nhiệm đối với họ : ân sủng linh hoạt của Ngài đang hoạt động trong tâm hồn mỗi người mà con nói năng, làm việc với họ... Xin giúp con, Lạy Chúa, để con đoán được điều Ngài sắp làm trong tâm hồn mọi người, và nếu có thể, con cộng tác vào đó.

Còn chúng tôi thì nhờ Thần Khí và dựa vào Đức tin mà vững lòng trông đợi sự công chính chúng tôi vẫn hy vọng, quả thật, một khi được kết hợp với Đức Giêsu Kitô thì cắt bì hay không cắt bì đều không có hiệu lực : Chỉ đức tin hành động nhờ đức ái mới có hiệu lực.

Thực rõ ràng và đơn giản... Nhưng một số người vẫn lấy làm bực tức : Thiên Chúa không cứu chuộc con người vì công nghiệp của họ, nhưng chỉ vì tình yêu mà ta nhờ đức tin, đức cậy và đức mến để đạt tới.

Nhưng hãy coi chừng, không phải là buông xuôi dễ dãi, trong ít nhiều trường hợp thật là yêu sách khắt khe giữ trọn một lề luật là đã xong nợ... không hết nợ với tình yêu bao giờ, người ta không bao giờ hết thương yêu.

Bài đọc II : Rm 1, 16-25

Anh em thân mến, tôi không hổ thẹn đạo Phúc âm ; vì đó là sức mạnh của Thiên Chúa để cứu độ mọi kẻ có lòng tin.

Nên dừng lại lâu hơn ở lời này : "Tin Mừng bằng sức mạnh của Thiên Chúa ". Từ Hy lạp Phaolô dùng ở đây là từ “dunamis", đưa tới từ "dynamisme" (động lực) trong tiếng Pháp. Tin Mừng không được coi như một "sự vật" tĩnh mịch, thụ động bằng đây là "một động lực của Thiên Chúa", "một sức mạnh năng động, để lấy lại hình ảnh Chúa Giêsu đã dùng, đây là một mầm mống một men bột.

Và việc Phúc âm hóa được coi như một sự cộng tác với động lực thần linh đã đang chuyển động. Thiên Chúa làm việc trong lòng con người. Người đã ra tay, như một sức mạnh quyền năng. Chúng ta có liên kết với Người và làm việc với Người không ? Người ta hiểu được sự xác tín và niềm kiêu hãnh của Phaolô. Người ta hiểu là ngài đã không hổ thẹn. Còn chúng ta, chúng ta hẹp hòi bạc nhược biết bao. Chúng ta thiếu dũng cảm làm tông đồ biết bao, vì chúng ta thiếu Đức tin.

Lạy Chúa, con nguyện xin Chúa cho các Kitô hữu HÔM NAY tìm lại được động lực, vui tươi này... của những kẻ loan báo Tin Mừng.

Bởi vì, thật là “Tin Mừng” khi biết rằng, là tín hữu “mọi” người có thể được cứu rỗi, dầu là “Do thái” đã gia nhập dân Thiên Chúa hay là “Hy lạp”, nghĩa là còn là lương dân. Lời mời gọi đến Đức tin là lời mời phổ quát. Không giới hạn. “Bất cứ ai tin”…

Vì trong đó, đức công chính của Thiên Chúa được tỏ ra bởi Đức tin, nhằm vào Đức tin, như có lời chép rằng : Người công chính sống bởi đức tin.

Đức tin sẽ là trọng tâm của trọn bức thư gửi các tín hữu Rôma. Ở đây, công thức “ bởi đức tin, nhằm vào đức tin ", đối với Phaolô cho thấy rằng, đức tin là một thực tại phải lớn lên, từ những khởi đầu của một đức tin mới nảy sinh, để vươn tới những chóp đỉnh của một đức tin phát triển. Đức tin là một “sự sống” Đây không phải là một sự đã được thủ đắc vĩnh viễn, nhưng là "một bước tiến liên tục được thực hiện mọi ngày trong mỗi tín hữu.”

"Đức công chính của Thiên Chúa ", một từ phải được hiểu rõ. Đây không nói về sự "công chính phân phối” để thưởng hay phạt. Đây là một thái độ tích cực của Thiên Chúa, Đấng "công chính hóa", “ làm cho nên công chính ". Chính là Thiên

Chúa cứu chuộc nhờ ân sủng Người. Và đức tin của loài người là sự "phúc đáp" hành động này của Thiên Chúa. Người ta cứu được mình khi nhờ đức tin mà tiếp nhận ơn cứu rỗi, sự công chính Chúa ban.

Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa từ trời cao hiện ra trừng phạt những người vô đạo, bất công, cầm giữ chân lý của Chúa trong đường tà.

Thánh Phaolô sắp khai triển chủ đề đầu tiên của người : sự bất lực căn bản của mọi người (Do thái hay Hy lạp) nhằm sự Cứu thoát lấy mình. Và ngài bắt đầu mô tả hoàn cảnh của lương dân. Thiên Chúa không thể cam chịu sự dữ : nó làm Người "nổi giận" Hình ảnh nhân hình, cách nói so sánh với những tình cảm loài người.

Vì chưng hễ sự gì có thể biết được và Thiên Chúa thì đã được biểu lộ trong họ rồi...qua những loài thụ tạo họ đã có thể nhìn nhận hiểu biết nhưng sự không trông thấy được của Thiên Chúa.

Phải, mầu nhiệm Thiên Chúa. Vô hình không hoàn toàn ở ngoài tầm con người. Các công trình của Thiên Chúa, nhất là việc tạo dựng kỳ diệu của Người phải làm cho loài người nhận biết người. Nhưng thực sự con người lương dân tự nhiên,

đã nhận biết Thiên Chúa chút ít, lại từ chối thái độ là hệ lụy của sự hiểu biết ấy (thờ lạy, tạ ơn). Vậy họ không thể chữa mình được”. Đây luôn là trường hợp của bao nhiêu người thời

nay, có một ý hướng nào đó về Thiên Chúa, nhưng không thờ

lạy Chúa.

Họ đã thờ tự và phụng sự loài thụ tạo thay vì Đấng tạo hoá.

Đây là thảm kịch của mọi thuyết duy vật Người ta thờ tự : “tiện nghi”, "vui thú”, "tiến bộ", hay “truyền thống". Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi những ngẫu tượng.

BÀI TIN MỪNG : Lc 11, 37-41

Một ông Pharisêu mời Đức Giêsu đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người vào bàn ăn.

Đức Giêsu thường được người ta mời đến nhà. Người đều nhận lời. Chúng ta sẽ nhận ra, không phải vì thế mà Người chịu quy phục mọi tập tục xã hội và tôn giáo của thời đại.

Thấy vậy ông Pharisêu lấy làm lạ vì Người không rửa tay theo tục lệ trước bữa ăn.

Cần phải rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn (Mc 7,2).

Dưới mắt các kinh sư, nghi thức tắm rửa có một tầm quan trọng rất lớn. Một người được coi như đạo đức thật, cần phải thi hành cử chỉ đó. Thế mà Đức Giêsu lại bài bác tập tục này (Mt 15,20), và các môn đệ cũng theo Người ( Mt 15,2).

Do đó đây là bữa ăn vừa khởi sự đã gặp tình trạng căng thẳng xung đột. Đức Giêsu không đồng ý với lập trường của chủ nhà. Và ông chủ cũng bất bình với thái độ phóng khoáng của Đức Giêsu.

Nhưng rõ ràng Đức Giêsu chủ tâm làm việc đó. Và Người sắp nói lý do khiến người từ chối không làm cử chỉ này.

Thật, nhóm Pharisêu các ngươi, bên ngoài chén đĩa thì các ngươi rửa sạch, nhưng bên trong các ngươi đầy những chuyện cướp bóc, gian tà.

Trước mặt Thiên Chúa “sạch" có nghĩa là gì ?

Đối với nhóm Pharisêu, kẻ nào thực hành tỉ mỉ những quy định nghi thức được coi là sạch. Còn theo Đức Giêsu, người nào có hướng tâm trong sạch, mới được kể là sạch : bởi vì cái làm nhơ bẩn con người không phải là bụi bặm, nhưng là "cướp bóc và gian tà". Đức Giêsu trực tiếp đi tới cái cốt Người đặt thứ tôn giáo "bề ngoài" ' của nhóm Pharisêu, đối nghịch với tôn giáo "trong tâm hồn", mà chỉ có tôn giáo này mới làm hài lòng Thiên Chúa. (Lc 6,45. ; 10,27 ; 12,34 ; 24,25 ; 16,15). trong tất cả các đoạn văn đó, đều đề cao "tâm hồn" là chủ yếu. Tâm hồn được nhắc tới trong toàn bộ Kinh Thánh, là trung tâm thâm sâu của con người" vượt qua những thúc đẩy bề ngoài và ngẫu nhiên, thực sự đã tạo nên nhân vị của ta sự quyết tuyển đó, các khoa học nhân văn ngày nay gọi là “dự phóng nền tảng của con người ". . . hơi giống như kiểu nói hiện hành : “ điều tôi giữ nằm lòng".

Đối với Thiên Chúa, điều đó mới thực đáng kể.

Điều quyết tuyển, dự phóng căn bản của tôi là gì ? Tâm hồn tôi thế nào ?

Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài, lại đã không làm ra cái bên trong sao ?

Thiên Chúa không chỉ là Đấng tạo thành các vật hữu hình bên ngoài, nhưng cũng chính Người tạo nên tâm hồn con người, tạo nên lương tâm. Theo lời mời gọi của Đức Giêsu, tôi cần phải dần dần tập lắng nghe những gì đang xảy ra trong vùng “ nội tâm” thâm sâu này.

Khi từ chối rửa tay tại nhà ông Pharisêu, Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến điều sau đây : vì không nhận biết Thiên Chúa, nên người ta đã gán cho sự trong sách bên ngoài tầm quan trọng như thế…chính sự trong sạch “bên trong” mới đáng kể. Nhưng sự trong sạch bên trong đó là gì ?

Tốt hơn, hãy bố thí những gì có bên trong rồi thì mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các ngươi.

Trong sạch bên trong là kết quả của tình yêu tha nhân ! lòng chúng ta trở nên trong sạch nhờ tình yêu huynh đệ, nhờ của lòng phúc ! thú thật, ta không ngờ được một các định nghĩa về trong sạch như thế !

Dự phóng nền tảng của con người chính là yêu. Kiểu nói “ của bố thí” ở đây, không có ý lừa gạt ta. cũng như từ “bác ái” là một từ ngày nay nhiều người làm giảm giá trị và bác bỏ. Nhưng ta không nên đụng chạm đến vấn đề từ ngữ. Điều quan trọng là thực tại. Và Luca đã thường đề cập đến thực tại như một đề tài đặc biệt : Lc 12, 33 ; 16, 9 ; 19, 8- Cv 9, 36 ; 10, 2-4.31 ; 11, 29 ; 24, 17).

Chúng ta hãy lắng nghe lại lời nói có vẻ khác thường và hãy nghiêm chỉnh tuân giữ : “ Hãy bố thí những gì có bên trong, rồi thì mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các ngươi”.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu khiển trách những người pharisêu vụ hình thức.

HOÀN CẢNH:

Các người pharisêu vẫn chống đối Đức Giêsu, tuy nhiên không phải tất cả, vì một số người có thiện cảm đối với Chúa và mời Người tới dự bữa cơm gia đình (11,39; 7,36 ; 14,1). trong dịp dùng bữa ăn ở đâu, Đức Giêsu đã khiển trách tội giả hình của người pharisêu và các nhà thông luật.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện Đức Giêsu đến dùng bữa cơm gia đình tại nhà một người pharisêu, và nhân tiện thấy quan niệm sai lầm của họ về sự trong sạch, Đức Giêsu đã sửa sai bằng cách khiển trách họ về tội giả hình.

TÌM HIỂU:

37 “Đức Giêsu đang nói…”

Trong khi giảng dạy, có một người thuộc nhóm pharisêu, nhóm hay kình địch với Chúa, nhưng người này lại có thiện cảm nên mời Chúa đến nhà dùng bữa cơm gia đình.

“Tới nơi Người liền vào bàn ăn…”

Thái độ ngồi bàn ăn của Chúa ở đây biểu lộ một tinh thần vị tha, quảng đại, bao dung và không phân biệt đối xử với gia đình pharisêu này, mặc dù họ thuộc nhóm chống đối Người.

38 “Thấy vậy, ông pharisêu lấy làm lạ…”

Lấy làm lạ vì thấy Đức Giêsu là người Do thái mà không tuân giữ tập tục rửa tay trước khi ăn. Vì các nghi thức tẩy rửa này được các bậc thầy Do thái cho là quan trọng (Mc 15.20)

40-41 “… Đấng làm ra cái bên ngoài…”:

Câu này giải thích tại sao Thiên Chúa không thể hài lòng với một lối thờ phượng hình thức và chỉ dựa vào lề luật. Thiên Chúa coi lòng sùng đạo chân thành tự thâm tâm là cốt yếu (16,15)

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Bài Tin Mừng này cho chúng ta nhận ra rằng Luca là thánh sử duy nhất cho ta thấy có một số người pharisêu có cảm tình với Chúa Giêsu, đến nỗi mời Người đến dùng bữa cơm tại nhà mình (7,36; 11,37; 14,1) hoặc mật báo cho Chúa Giêsu biết sự đe dọa của Hêrôđê (13,31). Cái nhìn khách quan và quảng đại của Luca phù hợp với tinh thần bao dung của Chúa Giêsu , khi Người nhận lời mời đến dùng bữa tại nhà người pharisêu.

Trong đời sống cộng đoàn, xã hội, chúng ta có cái nhìn khách quan, bao dung như Luca và có thái độ quảng đại không phân biệt đối xử theo tinh thần của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay không ?

2. “Người pharisêu bỡ ngỡ…”

Nghi lễ thanh tẩy là rửa tay chân trước khi dùng bữa, thì các bậc thầy Do thái lúc đó cho là rất quan trọng. Còn Chúa Giêsu thì bãi bỏ (Mt 15,20) và các môn đệ Người cũng không giữ (Mt 15,2; Mc 7,2-5) Vì Thiên Chúa cần sự thành tân bên trong hơn bên ngoài. Vì thế ở đây sự bỡ ngỡ này biểu lộ tính vụ luật, hình thức.

Rút kinh nghiệm, chúng ta cần quan tâm đến tinh thần và tính chất của việc đạo đức hơn là hình thức của việc đạo đức.

3. “Chúa nói với ông ấy rằng : thật nhóm pharisêu các ngươi…”

Kiểu nói của Chúa với một người, nhưng lại hướng về số đông : “nhóm pharisêu”, cho chúng ta thấy rằng Chúa có ý trách mọi người ở mọi thời đại, trong đó có chúng ta, cần tránh óc vụ hình thức trong mọi công việc, nhất là những việc đạo đức.

4. Việc rửa tay trước khi ăn là việc tốt để bảo vệ sức khỏe; nhưng khi lo thanh tẩy bề ngoài thì cũng phải lo thanh tẩy bên trong nữa.

Mỗi lần lên rước lễ : chúng ta cần thanh tẩy tâm hồn trong sạch, có ý ngay lành để xứng đáng đón Chúa vào lòng.

5. “Tốt hơn hãy bố thí những gì bên trong…”

Theo cách diễn tả ở đây, thì của bố thí có giá trị tẩy rửa trong mức độ nó diễn tả tình yêu đích thực đối với tha nhân. Tình yêu này bắt nguồn từ Thiên Chúa là tình yêu… sự nhẫn nhục, lòng quảng đại tha thứ đối với tha nhân, có giá trị tẩy rửa tâm hồn và nâng cao giá trị tâm linh cho con người.

6. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến thái độ nội tâm ta phải có trong đời sống đạo : vì thèm lòng chứ ai thèm thịt, cách cho quý hơn của cho!

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.